Thiếu thời David_Friedrich_Strauß

Căn nhà nơi sinh ra David Friedrich Strauß tại Ludwigsburg.

Quê quán và nơi mất của Strauß là thị trấn nhỏ Ludwigsburg gần Stuttgart. Năm 12 tuổi, ông theo học tại một chủng viện của Hội thánh Phúc Âm ĐứcBlaubeuren, gần Ulm để chuẩn bị cho việc học các khóa cao cấp về thần học. Trong số những hiệu trưởng của chủng viện đó là Giáo sư Friedrich Heinrich Kern (1790–1842) và Ferdinand Christian Baur, những người đã gieo vào các học trò của mình sự yêu thích và lòng kính trọng sâu sắc đối với văn hóa thời Cổ đại, cũng như các nguyên tắc cơ bản về phê bình nguyên bản (textual criticism), một chuyên ngành có thể được áp dụng cho việc nghiên cứu văn bản tôn giáo cũng như các văn bản nói chung thời cổ đại. Năm 1825, D. F. Strauß theo học tại Đại học Tübingen. Những giáo sư dạy triết học tại đây không gây được nhiều hứng thú cho Strauß, nhưng ông tự nhận là đã chịu ảnh hưởng mạnh bởi các học thuyết của Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, Jakob Böhme, Friedrich Daniel Ernst SchleiermacherGeorg Wilhelm Friedrich Hegel.[2] Năm 1830, Strauß làm trợ lý cho một giáo sĩ địa phương, và chín tháng sau đó ông trở thành giáo sư dạy sử, tiếng La Tinhtiếng Hebrew của Chủng viện Phúc âm Maulbronn và Blaubeuren.

Tháng 10 năm 1831, Strauß xin thôi công việc giảng dạy để tiếp tục học lên cao và nghiên cứu dưới trướng của Schleiermacher và Hegel tại Berlin. Hegel mất ngay khi Strauß vừa đến Berlin, và mặc dù Strauß tham dự đầy đủ các lớp học của Schleiermacher, ông chỉ cảm thấy hứng thú với những nội dung nói về cuộc đời của Giêsu. Strauß cũng không tìm thấy sự đồng cảm với những môn sinh theo trường phái của Hegel. Mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm của Hegel về sự tách bạch rõ ràng giữa ý tưởng (Vorstellung) và khái niệm (Begriff), Strauß trong thời gian này đã dần dần hình thành những ý tưởng thần học chính của mình, mà về sau được thể hiện rõ ràng trong hai trước tác "Cuộc đời của Giêsu" (Das Leben Jesu) và "Giáo điều Kitô" (Christliche Glaubenslehre). Những quan điểm của ông thường không được chấp nhận bởi người theo phái Hegel. Năm 1832 Strauß trở về Tübingen, giảng dạy môn luận lý học, về Platon, lịch sử triết học và đạo đức học. Những bài giảng của ông được cho là mang lại thành công lớn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: David_Friedrich_Strauß http://global.britannica.com/EBchecked/topic/56850... http://www.earlychristianwritings.com/strauss/ http://books.google.com/books?id=KT2eWHXmjWEC http://books.google.com/books?id=RmdLqnfw1OgC http://www.siglerpress.com/Strauss.htm http://www.stellarhousepublishing.com/mythicism.ht... http://people.bu.edu/wwildman/bce/strauss.htm http://digitalcommons.unl.edu/etas/7/ http://archive.org/details/davidfriedrichs00zieggo... http://www.chora-strangers.org/article/mcgaughey19...